Bối cảnh Con_đường_Baltic

Cuộc biểu tình diễn ra với mục đích tạo sự chú ý của dư luận quốc tề về số phận lịch sử chung mà ba quốc gia vùng Baltic phải gánh chịu.

Trong khuôn khổ của cải cách glasnostperestroika, các cuộc biểu tình công khai tại Liên Xô ngày càng lan rộng về quy mô cũng như về mức độ ủng hộ của quần chúng. Vào năm 1986 một vài nhóm nhỏ tổ chức biểu tình tại thủ đô của ba nước nhưng nhanh chóng bị cảnh sát giải tán.

Ngày 23 tháng 8 năm 1986, một cuộc tuần hành mang tên Ngày Ruy băng Đen được tổ chức tại 21 thành phố lớn bao gồm New York, Stockholm, London, Toronto... quy tụ hàng chục ngàn người biểu tình với mục đích khơi dậy nhận thức cộng đồng quốc tế về hiệp ước bí mật Xô-Đức nói trên. Các cuộc biểu tình năm 1987 tại ba quốc gia trên đều bị chính quyền trấn áp, bắt bớ. Một năm sau, lần đầu tiên các cuộc biểu tình lớn đã diễn ra trong ôn hoà tuy bị cấm đoán bởi chính quyền.

Một tuần trước cuộc biểu tình, chính quyền Xô Viết thừa nhận rằng hiệp ước bí mật là có thật, nhưng vẫn khẳng định rằng ba nước Baltic tự nguyện sáp nhập vào Liên bang. Vài ngày trước đó, 170 thành viên của Hội đồng phong trào Sajudis của Litva (vừa thắng 36 trong tổng số 42 ghế tại Hội đồng nhân dân nước Cộng hòa Xô Viết Litva) đã bỏ phiếu quyết định độc lập cho Litva thoát sự kiểm soát chính trị, văn hóa của LB Xô Viết.